Tem, Vé, Thẻ điện tử là một loại vé dùng kỹ thuật số thay thế cho loại vé giấy truyền thống trước đó, được nhận dạng qua các thiết bị điện tử. Thường biểu hiện dưới dạng 1 tập tin (file) văn bản hoặc pdf để gửi cho người mua vé qua Email, Fax, Tin nhắn SMS,…. Hoặc thanh toán tiền mã QR và chờ người giao vé.
Vé điện tử VNPT Eticket là giải pháp số hóa Công việc thu phí như vé tàu xe, vé máy bay, du lịch, cáp treo, thu phí chợ….
Vé điện tử được tính là hoá đơn điện tử.
Theo quy định tại Điều 5 Nghị định 119/2018/NĐ-CP, hóa đơn điện tử bao gồm các loại sau:
Hóa đơn giá trị gia tăng là hóa đơn áp dụng đối với người bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ thực hiện khai thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ. Hóa đơn giá trị gia tăng trong trường hợp này bao gồm cả hóa đơn được khởi tạo từ máy tính tiền có kết nối chuyển dữ liệu điện tử với cơ quan thuế.
Hóa đơn bán hàng là hóa đơn áp dụng đối với người bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ thực hiện khai thuế giá trị gia tăng theo phương pháp trực tiếp. Hóa đơn bán hàng trong trường hợp này bao gồm cả hóa đơn được khởi tạo từ máy tính tiền có kết nối chuyển dữ liệu điện tử với cơ quan thuế.
Theo điều 8 Nghị định 123/2020/NĐ-CP quy định về Loại hóa đơn “Khoản 5: Các loại hóa đơn khác gồm:
Các loại hóa đơn khác, gồm: Tem điện tử, vé điện tử, thẻ điện tử, phiếu thu điện tử, phiếu xuất kho kiêm vận chuyển điện tử hoặc các chứng từ điện tử có tên gọi khác nhưng có nội dung quy định tại Điều 6 Nghị định này.
Lưu ý: Đối với hóa đơn điện tử là tem, vé, thẻ thì trên hóa đơn không nhất thiết phải có chữ ký số của người bán (trừ trường hợp tem, vé, thẻ là hóa đơn điện tử do cơ quan thuế cấp mã), tiêu thức người mua (tên, địa chỉ, mã số thuế), tiền thuế, thuế suất thuế giá trị gia tăng. Trường hợp tem, vé, thẻ điện tử có sẵn mệnh giá thì không nhất thiết phải có tiêu thức đơn vị tính, số lượng, đơn giá
=> Kết luận: Tem, vé, thẻ là một loại hóa đơn có hình thức đơn giản và phải áp dụng theo thông tư 78 và nghị định 123 như các loại hóa đơn khác.
Quy định về vé điện tử
Căn cứ theo Quyết định số 1830/QĐ-BTC ngày 20/09/2021 của Bộ Tài chính, tiếp theo đến ngày 29/10/2021 Cục thuế TP Hà Nội đã có thông báo chính thức về việc áp dụng hóa đơn điện tử theo quy chuẩn mới quy định tại Nghị định số 132/2020/NĐ-CP và Thông tư số 78/2021/TT-BTC thay thế cho hóa đơn điện tử theo Nghị định số 51/2010/NĐ-CP và Thông tư số 32/2011/TT-BTC.
Liên quan đến vé điện tử, người dùng cần lưu ý những điều sau:
Điều 4. Ký hiệu mẫu số, ký hiệu hóa đơn, tên liên hóa đơn theo Thông tư số 78/2021/TT-BTC hóa đơn điện tử
Hóa đơn điện tử
a) Ký hiệu mẫu số hóa đơn điện tử là ký tự có một chữ số tự nhiên là các số tự nhiên 1, 2, 3, 4, 5, 6 để phản ánh loại hóa đơn điện tử như sau:
– Số 1: Phản ánh loại hóa đơn điện tử giá trị gia tăng;
– Số 2: Phản ánh loại hóa đơn điện tử bán hàng;
– Số 3: Phản ánh loại hóa đơn điện tử bán tài sản công;
– Số 4: Phản ánh loại hóa đơn điện tử bán hàng dự trữ quốc gia;
– Số 5: Phản ánh các loại hóa đơn điện tử khác là tem điện tử, vé điện tử, thẻ điện tử, phiếu thu điện tử hoặc các chứng từ điện tử
– Số 6: Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ điện tử, Phiếu xuất kho hàng gửi bán đại lý điện tử
b) Ký hiệu hóa đơn điện tử là nhóm 6 ký tự gồm cả chữ viết và chữ số thể hiện ký hiệu hóa đơn điện tử để phản ánh các thông tin về loại hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế hoặc hóa đơn điện tử không mã, năm lập hóa đơn, loại hóa đơn điện tử được sử dụng. Sáu (06) ký tự này được quy định như sau:
– Ký tự đầu tiên là một (01) chữ cái được quy định là C hoặc K như sau: C thể hiện hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế, K thể hiện hóa đơn điện tử không có mã;
– Hai ký tự tiếp theo là hai (02) chữ số Ả rập thể hiện năm lập hóa đơn điện tử được xác định theo 2 chữ số cuối của năm dương lịch. Ví dụ: Năm lập hóa đơn điện tử là năm 2022 thì thể hiện là số 22; năm lập hóa đơn điện tử là năm 2023 thì thể hiện là số 23;
– Một ký tự tiếp theo là một (01) chữ cái được quy định là T, D, L, M, N, B, G, H thể hiện loại hóa đơn điện tử được sử dụng, cụ thể:
+ Chữ G: Áp dụng đối với tem, vé, thẻ điện tử là hóa đơn giá trị gia tăng;
+ Chữ H: Áp dụng đối với tem, vé, thẻ điện tử là hóa đơn bán hàng.
- Đối với doanh nghiệp
+ Đáp ứng quy định của nhà nước, cập nhật thông tin với thuế tức thời, chính xác.
+ Số hóa quy trình hiện tại. Giảm bớt khối lượng công việc, Quản lý thông tin dễ dạng.
+ Nền tảng để phát triển thêm các hệ thống quản lý, đặt vé online sau này.
- Đối với khách hàng
+ Dễ dàng, đơn giản trong quá trình sử dụng
+ Tăng sự hài lòng với chất lượng dịch vụ của doanh nghiệp
+ Thúc đẩy việc sử dụng các dịch vụ khác nhau của doanh nghiệp
Sử dụng vé điện tử đem lại nhiều tiện ích vượt trội hơn vé giấy như sau:
Các loại hình vé điện tử của giải pháp vé điện tử VNPT eTICKET
- Vé điện tử cho BOT, Bến xe, bãi đỗ xe…
- Vé điện tử cho tàu thuyền, bến phà…
- Vé điện tử cho các dịch vụ du lịch ( Cáp treo, tắm khoáng, khu vui chơi giải trí…)
- Ban quản lý chợ, dịch vụ…
- Vé máy bay điện tử
- Vé tàu điện tử
- Vé điện thoại điện tử
- Vé xem phim điện tử
Khác…
Thống kê nhanh các thông tin:
- Tổng số lượng vé trong ngày
- Số lượng vé bán trong ngày
- Số lượng vé Hợp đồng bán trong ngày
- Số lượng vé hủy trong ngày
- Thống kê doanh thu theo tháng dưới dạng biểu đồ
- Bán vé cho từng khách lẻ
- Bán vé cho nhóm khách
- Tính tiền trả lại
- Danh sách vé đã bán
- In vé/Hủy vé
- Xuất vé theo hợp đồng đã đặt trước
- Bán vé cho nhóm khách
- Tính tiền trả lại
- Danh sách vé đã bán
- In vé/Hủy vé
- Tạo hợp đồng cho khách hàng
- Xuất hóa đơn cho từng hợp đồng
- Hủy hợp đồng
- Yêu cầu hủy hóa đơn cho hợp đồng đã xuất hóa đơn
- Danh sách các vé lẻ đã xuất hóa đơn
- Danh sách các hợp đồng
- Cho phép xuất hóa đơn cho hợp đồng VNPT
- Thống kê theo loại vé
- Thống kê theo hợp đồng
- Tra cứu thông tin vé
Để được tư vấn và báo giá chi tiết các gói cước, sản phẩm, dịch vụ,vui lòng liên hệ:
♦ Hotline bán hàng: 0941 773 777
♦ Mail: sales@vnpttphcm.com.vn
♦ Website: https://vnpttphcm.com.vn
♦ Đăng ký trực tuyến: tại đây